Chuyển đến nội dung chính

ĐỜI NGẮN ĐỪNG NGỦ DÀI

Tuổi trẻ đôi lần vấp ngã, rất nhiều lần bản thân bị mất phương hướng, tương lai mịt mù, bắt đầu buông xuôi và không còn nỗ lực. Khi đó, ta chỉ muốn trốn ở đâu đó để giấu mình đi và không phải đối diện thực tại. Vậy thì Robin Sharma cùng với “Đời ngắn đừng ngủ dài” sẽ kéo bạn ra khỏi vũng lầy đó.

“Đời ngắn đừng ngủ dài” là tác phẩm của nhà văn Robin Sharma – Tác giả của rất nhiều cuốn sách nổi tiếng như “The Monk Who Sold His Ferrari”; “The Leader Who Had No Title”,… Ông chính là một trong những chuyên gia hàng đầu của thế giới về đào tạo lãnh đạo và phát triển bản thân. Có lẽ vì lẽ đó nên ông đã cho xuất bản cuốn sách “Đời ngắn đừng ngủ dài” để đánh thức tiềm năng trong mỗi con người. 
Cuốn sách được đông đảo độc giả đón nhận và yêu thích 
Bằng những ngôn từ ngắn gọn, xúc tích đầy chân thành và mộc mạc Robin Sharma đã lôi cuốn người đọc vào dòng cảm xúc đầy trải nghiệm và suy ngẫm. Ông đã cuốn người đọc theo dòng tâm sự, mang đến một cảm giác vừa chân thành vừa sâu lắng.
 “Đời ngắn đừng ngủ dài” viết về những nội dung gì?
Robin đã từng nói:“Mọi lựa chọn đều giá trị. Mọi bước đi đều quan trọng. Cuộc sống vẫn diễn ra theo cách của nó, không phải theo cách của ta. Hãy kiên nhẫn. Tin tưởng. Hãy giống như người thợ cắt đá, đều đặn từng nhịp, ngày qua ngày. Cuối cùng, một nhát cắt duy nhất sẽ phá vỡ tảng đá và lộ ra viên kim cương. Người tràn đầy nhiệt huyết và tận tâm với việc mình làm không bao giờ bị chối bỏ. Sự thật là thế.”
 Một món quà ý nghĩa cho bản thân 
Và “Đời ngắn đừng ngủ dài” bao gồm 101 câu chuyện đầy ý nghĩa, ngắn gọn và cụ thể như đúng phong cách sống của tác giả. Mỗi một mẩu chuyện là một tình huống  mà chính tác giả đã trải qua và được đúc kết lại thành một thông điệp nhỏ gửi tới người đọc. Những câu chuyện của ông với nội dung vô cùng phong phú nhưng rồi lại chỉ xoay quanh 3 vấn đề chính được coi là trụ cột của cuộc sống nhưng đôi khi ta lại quên mất nó, chính là: Gia đình – Sức khỏe – Giá trị bản thân.
 Gia đình
Tác giả luôn đặt niềm tin vào Gia đình, đó chính là điều mà thượng đế ban tặng cho mỗi chúng ta, chỉ có ở nơi đó ta mới luôn bé bỏng và được vỗ về. Nhưng phải chăng cuộc sống xô bồ ngoài kia đã cuốn ta theo, làm ta quên đi những người thân ở bên cạnh ta, quên đi những giây phút khi ở bên họ.
 Trong những mẩu chuyện, Robin đã kể lại những phút giây khi ở bên cạnh con trai mình. Thay vì vỗ ngực dương oai khi là một nhà lãnh đạo giỏi thì ông lại hãnh diện khi dành thời gian để bên cạnh và đồng hành cùng con trai của mình.
 Đối với ông, một nhà lãnh đạo giỏi là người có thể lãnh đạo được chính gia đình của mình. Gia đình chính là một “Tổ chức” luôn cần ta quan tâm, đồng hành, yêu thương và che chở. 

Sức khỏe 

Khi trẻ lúc nào ta cũng nói “Còn trẻ, còn khỏe thì ta cứ đi” nhưng mà hiếm ai trân trọng nó, chỉ có khi mất nó đi rồi ta mới thấy sức khỏe quý giá đến nhường nào. Tuy Robin Sharma không chỉ ra cụ thể nhưng ông không ngừng đề cập tới những lời khuyên để bảo vệ sức khỏe xuyên suốt cuốn sách. Chúng ta luôn ngỡ sức khỏe là tài sản hiển nhiên có mà quên mất rằng, nếu không chăm sóc và giữ gìn thì mọi thứ đều có thể biến mất. 
Hãy bắt đầu từ thói quen tập thể dục hàng ngày 
Thay vì nằm dài trên giường vào mỗi buổi sáng thì ta hãy tự rèn luyện thói quen tập thể dục như một công việc hàng ngày. Một nhà lãnh đạo giỏi chỉ đơn giản là một người biết bình quân giữa những công việc, có thể đặt chúng cân bằng trên chiếc cân thời gian. 

Giá trị bản thân 

Giá trị bản thân là nội dung được Robin Sharma chú trọng nhiều nhất và cũng là thành tố quan trọng nhất trong việc định hướng một con người. Như tác giả đã nói, mỗi chúng ta là một nhãn hiệu, cho dù ta có nghĩ gì đi nữa thì khi người khác nghe tên chúng ta, họ sẽ liên tưởng ngay đến một điều gì đó. Vậy bạn muốn mình là một nhãn hiệu tốt hay xấu, điều đó còn phụ thuộc vào cách bạn nâng cao giá trị bản thân mình như thế nào? 

Thông điệp cuốn sách “Đời ngắn đừng ngủ dài”

Cuốn sách  “Đời ngắn đừng ngủ dài” – đánh thức tiềm năng trong mỗi con người 
Cuốn sách “Đời ngắn đừng ngủ dài” với ngôn từ mộc mạc nhưng đầy triết lý sâu sắc. Dù chỉ là những mẩu chuyện nhỏ nhưng nó có một nguồn động lực truyền cảm hứng cho giới trẻ. Tác giả giúp ta nhận ra một điều mỗi người chúng ta chỉ có 1 cuộc sống, hãy sống hết mình, hãy dấn thân, đừng để bị chi phối bởi những tác động bên ngoài, những thói quen xấu. “Đời ngắn, đừng ngủ dài” vì khi chết đi, bạn có vô khối thời gian để ngủ. Và “Hãy trở thành nhà máy sản xuất ý tưởng. Tất nhiên cũng cần cam kết hết lòng để thổi sức sống vào ý tưởng đó qua việc thực hiện”.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Nguyên tắc cơ bản khi sử dụng kháng sinh.

Những ai đang làm việc trong ngành y dược thì càng ngày càng hiểu rõ tỷ lệ đề kháng kháng sinh ngày càng cao do việc tư ý dùng kháng sinh một cách bừa bãi dẫn đến xuất hiện nhiều loại vi khuẩn có khả năng đề kháng kháng sinh .  Dưới đây là 7 điều cần lưu ý khi sử dụng kháng sinh: 1. Chỉ sử dụng kháng sinh khi thật sự bị bệnh nhiễm khuẩn. Chỉ có thầy thuốc điều trị dựa vào kinh nghiệm chữa bệnh, dựa vào xét nghiệm, làm kháng sinh đồ mới xác định được có nhiễm khuẩn hay không?. Thông thường trong ngành y dược thường có câu "Không sốt không dùng kháng sinh" do vậy nếu như bạn cũng không chắc chắn mình có bị nhiễm khuẩn hay không thì không nên tự ý ra các quầy thuốc để mua kháng sinh về dùng. Thay vào đó bạn hãy đến và hỏi bác sĩ về tình trạng sức khoẻ của mình trước khi duông thuốc nhé. Ngoài ra, nếu như bạn có ra nhà thuốc mà người ta có bán kháng sinh cho bạn thì bạn cũng nên đặt c...

Lập kế hoạch chi tiêu hàng tháng.

Có 6 khoản tiền mà cần chi hàng tháng là: 1.Chi tiêu cần thiết. 2.Tiết kiệm cho tương lai. 3.Khoản tiền dành cho việc hưởng thụ. 4.Dành cho học tập và công việc 5.Khoản dành cho đầu tư. 6.Khoản dành cho từ thiện và quà biếu. Trong đó chi tiêu cần thiết chiếm khoảng 50% thu nhập của bạn bao gồm: Các chi tiêu cá nhân, tiền thuê nhà cửa, xăng xe đi lại và chi tiêu cho gia đình. Tuy nhiên cũng có thể bạn không sử dụng đến 50% vì bạn chưa có gia đình... thì tiền thừa nên dàng cho việc tiết kiệm trong tương lai. Khoản dành cho việc hưởng thụ bao gồm các bữa tiệc liên hoan, mua sắm. Chung quy lại bạn kiếm tiền về để sử dụng chúng chứ không phải cất trong két sắt. Do vậy bạn xưng đáng được sống cuộc sống mà bạn đang cố gắng hướng đến. Một nguồn đầu tư không kém phần quan trọng đó là đầu tư cho bản thân, cổ nhân có câu "Người đọc sách chưa chắc đã thành tài nhưng mà ...

10 Điều Khác Biệt Giữa Người Giàu Và Người Nghèo

"Hãy luôn nhớ rằng thành công vừa là một hành trình, vừa là đích đến và con đường để tới đó cần luôn được xây đắp mỗi ngày.” - K.C.Smith 10. Người giàu nghĩ dài, người nghèo nghĩ ngắn “Xã hội có thể được chia thành 5 lớp người: rất nghèo, nghèo, trung lưu, giàu và rất giàu. Mỗi người nghĩ về tiền bạc theo một cách khác nhau. Người rất nghèo nghĩ theo ngày, người nghèo nghĩ theo tuần, trung lưu nghĩ theo tháng, người giàu nghĩ theo năm và những người rất giàu nghĩ theo thập kỉ. Có ba mục tiêu cơ bản trong tư duy của 5 nhóm người trên. Mục tiêu chính của nhóm người rất nghèo và nghèo là tồn tại. Mục tiêu cơ bản của tầng lớp trung lưu là sự tiện nghi, sung túc, còn mục tiêu của lớp người giàu và rất giàu là tự do.” Thói quen trong tư tưởng và suy nghĩ của mỗi người quyết định nên sự giàu có chứ không hẳn là sự bất công của xã hội. Người giàu lại càng thêm giàu nhờ những suy nghĩ sâu xa về tương lai của họ, “ càng suy nghĩ dài hơi, bạn càng trở nên giàu có” .  Người nghèo chỉ nghĩ đến...