Chuyển đến nội dung chính

Nguyên tắc cơ bản khi sử dụng kháng sinh.


Những ai đang làm việc trong ngành y dược thì càng ngày càng hiểu rõ tỷ lệ đề kháng kháng sinh ngày càng cao do việc tư ý dùng kháng sinh một cách bừa bãi dẫn đến xuất hiện nhiều loại vi khuẩn có khả năng đề kháng kháng sinh .

 Dưới đây là 7 điều cần lưu ý khi sử dụng kháng sinh:

1. Chỉ sử dụng kháng sinh khi thật sự bị bệnh nhiễm khuẩn. Chỉ có thầy thuốc điều trị dựa vào kinh nghiệm chữa bệnh, dựa vào xét nghiệm, làm kháng sinh đồ mới xác định được có nhiễm khuẩn hay không?. Thông thường trong ngành y dược thường có câu "Không sốt không dùng kháng sinh" do vậy nếu như bạn cũng không chắc chắn mình có bị nhiễm khuẩn hay không thì không nên tự ý ra các quầy thuốc để mua kháng sinh về dùng. Thay vào đó bạn hãy đến và hỏi bác sĩ về tình trạng sức khoẻ của mình trước khi duông thuốc nhé.
Ngoài ra, nếu như bạn có ra nhà thuốc mà người ta có bán kháng sinh cho bạn thì bạn cũng nên đặt câu hỏi là tình trạng của mình có phải dùng kháng sinh không, dựa trên cơ sở nào. 

2. Phải chọn đúng loại kháng sinh. Nếu chọn dùng kháng sinh không đúng loại bệnh thuốc sẽ không có hiệu quả. Lựa chọn loại kháng sinh có thể theo kinh nghiệm của bác sĩ ( thường là trong các trường hợp nhiễm khuẩn nhẹ). Ngoài ra nếu sau khi sử dụng khạng sinh theo kinh nghiệm mà không có hiệu quả thì việc lựa chọn kháng sinh tiếp theo phả dựa trên kết quả của kháng sinh đồ.

3. Phải có sự hiểu biết về thể trạng người bệnh. Ðặc biệt đối với các phụ nữ có thai, người già, người bị suy gan, suy thận, chỉ có thầy thuốc điều trị mới có đủ thẩm quyền cho sử dụng kháng sinh. Kháng sinh có khả năng gây độc gan, độc thận hơn thế nữa nó còn có khả năng gây quái thai do vậy việc sử dụng kháng sinh ở mỗi đốt tượng khác nhau là khác nhau. Một thực trạng hay xảy ra ở Việt Nam là mọi người hay mắch nhau đi mua thuốc nếu như có cùng triệu chứng bệnh giống nhau. Điều này có thể dẫn đến các tác dụng phụ không lường trước được. 

4. Phải dùng kháng sinh đúng liều, đúng cách. Có loại kháng sinh không uống cùng sữa như: Tetracyclin, Kháng sinh nhóm Quinolon.. vì sẽ làm mất tác dụng của káng sinh. Ngoài ra còn có những kháng sinh uống kèm nhiều nước để tăng hấp thu...Nói tóm lại, muốn hiệu quả kháng sinh đạt tối đa thì phải sử dụng đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

5. Phải dùng kháng sinh đủ thời gian. Tùy theo loại bệnh và tình trạng bệnh thời gian dùng kháng sinh có khi dài khi ngắn nhưng thông thường 7-10 ngày. Theo quan điểm mới thì sau khi hết hoàn toàn triệu chứng thì vẫn tiếp tục dùng kháng sinh 2-3 ngày. Như thế mới đảm bảo tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn tránh tái nhiễm khuẩn. Thực trạng ở VN thì hầu hết mọi người chỉ dùng kháng sinh đến khi hết triệu chứng. Do vậy mà tại điều kiện cho vi khuẩn sinh ra đề kháng vơi kháng sinh đang dùng.  

6. Chỉ phối hợp nhiều loại kháng sinh khi thật cần thiết. Thường chì dùng trong các trường hợp nhiễm khuẩn nặng.

7. Dự phòng kháng sinh hợp lý. Chỉ có những trường hợp đặc biệt thầy thuốc mới cho dùng thuốc kháng sinh gọi là phòng ngừa. Ví dụ, dùng kháng sinh phòng ngừa trong phẫu thuật do nguy cơ nhiễm khuẩn hậu phẫu. Hoặc người bị viêm nội mạc tim đã chữa khỏi vẫn phải dùng kháng sinh để ngừa tái nhiễm, sử dụng kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật..

Bảo đảm được những nguyên tắc trên cho thấy sử dụng kháng sinh hợp lý là vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải có kiến thức và trình độ chuyên môn. Do vậy, chỉ nên sử dụng thuốc kháng sinh theo sự chỉ định của bác sĩ và theo sự hướng dẫn của dược sĩ.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Lập kế hoạch chi tiêu hàng tháng.

Có 6 khoản tiền mà cần chi hàng tháng là: 1.Chi tiêu cần thiết. 2.Tiết kiệm cho tương lai. 3.Khoản tiền dành cho việc hưởng thụ. 4.Dành cho học tập và công việc 5.Khoản dành cho đầu tư. 6.Khoản dành cho từ thiện và quà biếu. Trong đó chi tiêu cần thiết chiếm khoảng 50% thu nhập của bạn bao gồm: Các chi tiêu cá nhân, tiền thuê nhà cửa, xăng xe đi lại và chi tiêu cho gia đình. Tuy nhiên cũng có thể bạn không sử dụng đến 50% vì bạn chưa có gia đình... thì tiền thừa nên dàng cho việc tiết kiệm trong tương lai. Khoản dành cho việc hưởng thụ bao gồm các bữa tiệc liên hoan, mua sắm. Chung quy lại bạn kiếm tiền về để sử dụng chúng chứ không phải cất trong két sắt. Do vậy bạn xưng đáng được sống cuộc sống mà bạn đang cố gắng hướng đến. Một nguồn đầu tư không kém phần quan trọng đó là đầu tư cho bản thân, cổ nhân có câu "Người đọc sách chưa chắc đã thành tài nhưng mà ...

10 Điều Khác Biệt Giữa Người Giàu Và Người Nghèo

"Hãy luôn nhớ rằng thành công vừa là một hành trình, vừa là đích đến và con đường để tới đó cần luôn được xây đắp mỗi ngày.” - K.C.Smith 10. Người giàu nghĩ dài, người nghèo nghĩ ngắn “Xã hội có thể được chia thành 5 lớp người: rất nghèo, nghèo, trung lưu, giàu và rất giàu. Mỗi người nghĩ về tiền bạc theo một cách khác nhau. Người rất nghèo nghĩ theo ngày, người nghèo nghĩ theo tuần, trung lưu nghĩ theo tháng, người giàu nghĩ theo năm và những người rất giàu nghĩ theo thập kỉ. Có ba mục tiêu cơ bản trong tư duy của 5 nhóm người trên. Mục tiêu chính của nhóm người rất nghèo và nghèo là tồn tại. Mục tiêu cơ bản của tầng lớp trung lưu là sự tiện nghi, sung túc, còn mục tiêu của lớp người giàu và rất giàu là tự do.” Thói quen trong tư tưởng và suy nghĩ của mỗi người quyết định nên sự giàu có chứ không hẳn là sự bất công của xã hội. Người giàu lại càng thêm giàu nhờ những suy nghĩ sâu xa về tương lai của họ, “ càng suy nghĩ dài hơi, bạn càng trở nên giàu có” .  Người nghèo chỉ nghĩ đến...