Chuyển đến nội dung chính

Hải Sâm Là Gì ?????


Hải sâm có tên khoa học là Stichopus japonicus selenka, là một loại động vật không xương sống, sống ở biển, trên đáy cát hoặc san hô chết, tập trung nhiều nhất ở độ sâu 2-5m, hay gặp ở vùng vịnh và những nơi có nhiều đá ngầm. Hải sâm phân bố ở vùng biển Đông châu Phi, Đông Ấn Độ, Tây và Nam Thái Bình Dương. Ở nước ta, có khá nhiều ở vùng biển Khánh Hòa (Hòn Khói, Hòn Đôi, Hòn Tai, Hòn Rùa, Hòn Tre, Hòn Miễu...), đảo Trường Sa, Côn Đảo, Phú Quốc, Thổ Chu...

Thành phần dinh dưỡng

Theo kết quả nghiên cứu của dinh dưỡng học hiện đại, hải sâm là một trong những loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng hết sức phong phú. Các nhà khoa học Trung Quốc ước tính cứ 100g hải sâm khô có chứa 75,6g protein, cao gấp 5 lần so với thịt lợn nạc và 3,5 lần so với thịt bò, chỉ số này ở hải sâm Việt Nam là 63,23-67,22g. Trong hải sâm còn có hàm lượng cao các acid amin quý như lysine, proline, arginine, histadine, acid glutamic, thionine, leucine, isoleucine, acid aspartic, tyrosine... và nhiều nguyên tố vi lượng như P, Cu, Fe, Mn, Zn..., đặc biệt là Se - một chất giải độc kỳ diệu, làm vô hiệu hóa các kim loại nặng đi vào cơ thể qua đường ăn uống như Pb, Hg để thải ra nước tiểu. Ngoài ra, trong thành phần hải sâm còn có các loại vitamine như B1, B2, B12, C..., hormone testosteron và progesteron, các chất có hoạt tính sinh học như lectin, saponin glucoside (các glucoside triterpen), trong đó có 2 loại saponin là Rg (gây hưng phấn thần kinh, chống mỏi mệt và tăng cường thể lực) và Rh (có tác dụng ức chế tế bào ung thư).

Tác dụng

Theo y học cổ truyền, hải sâm vị mặn, tính ấm, vào được kinh Tâm, Tỳ, Thận và Phế, có công dụng bổ thận ích tinh, dưỡng huyết nhuận táo, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như tinh huyết hao tổn, hư nhược, liệt dương, di tinh, mộng tinh, tiểu tiện nhiều lần, táo bón...
Tựu trung lại, theo quan điểm của y học cổ truyền, hải sâm có công dụng khá phong phú: (1) Bổ ích cường tráng, đặc biệt tốt đối với các trường hợp tinh huyết hư tổn. (2) Bổ thận điền tinh, thích hợp với các trường hợp di tinh, liệt dương, tiểu tiện nhiều lần về đêm. (3) Tư âm nhuận táo, dùng rất tốt cho những người bị táo bón, tiêu khát (tiểu đường). (4) Lợi niệu thoái hoàng, thích hợp cho những trường hợp bị phù thũng nguyên nhân do thận và bệnh lý vàng da do các nguyên nhân khác nhau. (5) Bổ huyết, thường dùng cho các trường hợp thiếu máu. (6) Kháng ung, thường dùng để điều trị hỗ trợ cho các trường hợp ung thư.
Bởi vậy, từ xa xưa, hải sâm đã được coi là một trong "tứ đại danh thái" (bốn loại thực phẩm nổi tiếng) cùng với óc khỉ, tay gấu và yến sào của ẩm thực cổ truyền phương Đông và được mệnh danh là "nhân sâm của biển cả". Về mặt thực phẩm, nhiều y gia coi thịt hải sâm là một trong tám món ăn “cao lương mỹ vị” nổi tiếng (bát trân) của phương Đông cùng với yến sào, bào ngư, vây cá...
Kết quả nghiên cứu dược lý học hiện đại cho thấy, hải sâm có tác dụng tăng cường sức đề kháng và nâng cao năng lực miễn dịch của cơ thể, ức chế quá trình sinh trưởng và di căn của các tế bào ung thư; chống mệt mỏi cơ bắp, duy trì trạng thái hoạt động cao; chống lão hóa; tăng cường hoạt động của thần kinh và tăng phản xạ, ổn định tâm lý; bổ sung các yếu tố tạo máu, tăng tuần hoàn máu, cải thiện khả năng hấp thu oxy và chống mệt mỏi cơ tim; Xúc tác các phản ứng enzyme, thúc đẩy quá trình chuyển hóa và hấp thu, tăng sinh tổng hợp protein. Hơn nữa, do chứa rất ít lipid (1,35-3,05%) và hầu như không có cholesterol nên hải sâm là loại thực phẩm bồi bổ lý tưởng cho những người bị rối loạn lipid máu và bị các bệnh lý động mạch vành tim.

Hải sâm và những bài thuốc phối hợp

Để đạt được mục đích vừa làm thực phẩm bổ dưỡng, vừa làm thuốc chữa bệnh, người ta thường phối hợp dùng hải sâm với một số thực phẩm hoặc vị thuốc khác chế biến thành các món ăn - bài thuốc rất độc đáo. Ví dụ như, để chữa viêm loét dạ dày tá tràng, dùng ruột hải sâm để trên ngói đất, sấy thật khô rồi nghiền thành bột, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 0,5-1g.
Chữa đái tháo đường, dùng hải sâm 2 con, trứng gà 1 quả, tụy lợn 1 cái, ba thứ đem hấp chín rồi ăn, cách 1 ngày dùng 1 lần.

Chữa thiếu máu, dùng hải sâm và đại táo (bỏ hạt) lượng bằng nhau, đem sấy khô rồi tán thành bột, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 9g với nước ấm hoặc dùng hải sâm 1 con đem hầm với mộc nhĩ lượng vừa đủ và một chút đường phèn, ăn trong ngày…….

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Nguyên tắc cơ bản khi sử dụng kháng sinh.

Những ai đang làm việc trong ngành y dược thì càng ngày càng hiểu rõ tỷ lệ đề kháng kháng sinh ngày càng cao do việc tư ý dùng kháng sinh một cách bừa bãi dẫn đến xuất hiện nhiều loại vi khuẩn có khả năng đề kháng kháng sinh .  Dưới đây là 7 điều cần lưu ý khi sử dụng kháng sinh: 1. Chỉ sử dụng kháng sinh khi thật sự bị bệnh nhiễm khuẩn. Chỉ có thầy thuốc điều trị dựa vào kinh nghiệm chữa bệnh, dựa vào xét nghiệm, làm kháng sinh đồ mới xác định được có nhiễm khuẩn hay không?. Thông thường trong ngành y dược thường có câu "Không sốt không dùng kháng sinh" do vậy nếu như bạn cũng không chắc chắn mình có bị nhiễm khuẩn hay không thì không nên tự ý ra các quầy thuốc để mua kháng sinh về dùng. Thay vào đó bạn hãy đến và hỏi bác sĩ về tình trạng sức khoẻ của mình trước khi duông thuốc nhé. Ngoài ra, nếu như bạn có ra nhà thuốc mà người ta có bán kháng sinh cho bạn thì bạn cũng nên đặt c...

Lập kế hoạch chi tiêu hàng tháng.

Có 6 khoản tiền mà cần chi hàng tháng là: 1.Chi tiêu cần thiết. 2.Tiết kiệm cho tương lai. 3.Khoản tiền dành cho việc hưởng thụ. 4.Dành cho học tập và công việc 5.Khoản dành cho đầu tư. 6.Khoản dành cho từ thiện và quà biếu. Trong đó chi tiêu cần thiết chiếm khoảng 50% thu nhập của bạn bao gồm: Các chi tiêu cá nhân, tiền thuê nhà cửa, xăng xe đi lại và chi tiêu cho gia đình. Tuy nhiên cũng có thể bạn không sử dụng đến 50% vì bạn chưa có gia đình... thì tiền thừa nên dàng cho việc tiết kiệm trong tương lai. Khoản dành cho việc hưởng thụ bao gồm các bữa tiệc liên hoan, mua sắm. Chung quy lại bạn kiếm tiền về để sử dụng chúng chứ không phải cất trong két sắt. Do vậy bạn xưng đáng được sống cuộc sống mà bạn đang cố gắng hướng đến. Một nguồn đầu tư không kém phần quan trọng đó là đầu tư cho bản thân, cổ nhân có câu "Người đọc sách chưa chắc đã thành tài nhưng mà ...

10 Điều Khác Biệt Giữa Người Giàu Và Người Nghèo

"Hãy luôn nhớ rằng thành công vừa là một hành trình, vừa là đích đến và con đường để tới đó cần luôn được xây đắp mỗi ngày.” - K.C.Smith 10. Người giàu nghĩ dài, người nghèo nghĩ ngắn “Xã hội có thể được chia thành 5 lớp người: rất nghèo, nghèo, trung lưu, giàu và rất giàu. Mỗi người nghĩ về tiền bạc theo một cách khác nhau. Người rất nghèo nghĩ theo ngày, người nghèo nghĩ theo tuần, trung lưu nghĩ theo tháng, người giàu nghĩ theo năm và những người rất giàu nghĩ theo thập kỉ. Có ba mục tiêu cơ bản trong tư duy của 5 nhóm người trên. Mục tiêu chính của nhóm người rất nghèo và nghèo là tồn tại. Mục tiêu cơ bản của tầng lớp trung lưu là sự tiện nghi, sung túc, còn mục tiêu của lớp người giàu và rất giàu là tự do.” Thói quen trong tư tưởng và suy nghĩ của mỗi người quyết định nên sự giàu có chứ không hẳn là sự bất công của xã hội. Người giàu lại càng thêm giàu nhờ những suy nghĩ sâu xa về tương lai của họ, “ càng suy nghĩ dài hơi, bạn càng trở nên giàu có” .  Người nghèo chỉ nghĩ đến...