Cá ngựa là cá biển thuộc chi Hippocampus và họ Syngnathidae, bao gồm cả cá chìa vôi. Chúng được tìm thấy ở những vùng nước nhiệt đới và ôn đới ở khắp nơi trên thế giới.
Cá ngựa đặc biệt ở chỗ con đực "mang thai" và sinh con.
Bộ phận dùng
Dùng toàn con, mổ bỏ nội tạng, phơi hay sấy khô. Khi dùng tẩm rượu sao qua, tán nhỏ. Có vị ngọt, hơi mặn, tính ấm, có tác dụng bổ thận, tráng dương, điều khí, hoạt huyết.
Tác dụng
- Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu về thành phần hóa học cũng như tác dụng dược lý, do đó, cho đến nay, việc sử dụng cá ngựa làm thuốc hoàn toàn dựa theo tài liệu cổ và kinh nghiệm dân gian. Các công dụng được ghi lại trong các tài liệu là chữa liệt dương, đái són, suyễn, phụ nữ khó đẻ, đinh sang, thũng độc,… Thường dùng cá ngựa làm thuốc bổ có tác dụng gây hưng phấn, kích thích tình dục, làm thuốc chữa đau bụng, giúp phụ nữ đẻ khó, thai ra khó hoặc chậm có con. Ngoài ra cũng dùng cho người già yếu, suy nhược cơ thể, đau lưng mỏi gối,… Dùng từ 4 - 12g/ngày dạng thuốc bột hoặc nước.
- Đồng bào miền trung trấn áp cơn suyễn bằng cách đốt cháy cá ngựa đã phơi khô thành than rồi hòa với nước để uống. Uống ít hay nhiều tùy theo bệnh nặng hoặc nhẹ.
- Thường phổ biến cách dùng cá ngựa ngâm rượu chung với những vị thuốc như dâm dương hoắc, câu kỷ tử, cẩu tích, thiên niên kiện, nhân sâm,….để làm thuốc bổ tăng lực.
- Đơn thuốc chữa đàn ông liệt dương, phụ nữ chậm có con là dùng một cặp cá ngựa sấy khô vàng, tán bột, ngày uống 3 lần, mỗi lần 1g. Nên dùng rượu để chiêu thuốc. Hoặc cá ngựa 30g, bàn long sâm 30g, cốt toái bổ 20g, long nhãn 20g. Tất cả ngâm chung trong 1 lít rượu ít nhất 1 tuần. Uống 20 - 40ml/ngày.
- Cá ngựa không có giá trị dinh dưỡng nhưng vì có dược tính cao nên được dùng làm thuốc chữa bệnh. Với tác dụng chính được truyền tụng là “cường dương” nên số lượng cá ngựa được tiêu thụ ngày càng tăng.Ở Việt nam, từ năm 1990, cá ngựa đã được Viện hải dương học Nha trang nghiên cứu và đã từng bước hoàn thiện qui trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm, có khả năng phát triển ra cộng đồng. Đơn vị nghiên cứu đã thuần hoá nuôi cá ngựa bằng thức ăn chết thay vì thức ăn sống. Điều này giúp chủ động nguồn thức ăn, giảm giá thành sản xuất, tăng tỉ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của cá ngựa.
Nhận xét
Đăng nhận xét