John Roberts – Chánh án Tòa án Tối cao Hoa Kỳ. Ông được mời tham gia đọc bài diễn văn tại buổi lễ tốt nghiệp của trường trung học Cardigan, nhưng không phải với tư cách là một chánh án mà là một người cha. Và lời chúc “chúc con bất hạnh và đau khổ” được cả thế giới tán dương .
John Roberts là chánh án thứ 17 và là Chánh án đương nhiệm của Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ. Ông đảm đương chức vụ này từ năm 2005, được tổng thống George W. Bush bổ nhiệm sau khi Chánh án William Rehnquist đột ngột qua đời.
Thông thường các bài diễn thuyết trong các buổi lễ tốt nghiệp, là dịp các phụ huynh nói lên những lời cảm kích với nhà trường, với thầy cô giáo và khuyến khích trẻ chào đón một tương lai tốt đẹp hơn, dẫn dắt con mình hướng đến những điều tươi sáng. Tuy nhiên khi tham dự buổi lễ tốt nghiệp trung học của Jake, cậu con trai 16 tuổi của mình, vị chánh án này lại vào đề với những lời lẽ như một nhát kiếm sắc nhọn đối với bọn trẻ:
“Ta rất lấy làm tiếc phải nói với các con một điều rằng, thời khắc vui vẻ nhất và thoải mái nhất trong cuộc đời của các con sắp trở thành quá khứ rồi…”.
Khi ông nói ra những lời này, những cô cậu học trò phía dưới khán đài đều ngỡ ngàng, bởi từ trước tới nay mọi người đều nói với chúng rằng “Cuộc sống tương lai sẽ càng trở nên tốt đẹp và càng có nhiều hy vọng hơn”. Còn vị chánh án này thì ngược lại, ông đang diễn thuyết trên khán đài và nói với chúng: “Những ngày tháng tốt đẹp đã chấm dứt rồi”.
Tiếp theo đó, bằng những lời nói mang đầy ngữ khí “khó nghe”, vị chánh án bắt đầu bài diễn thuyết của mình:
“Ta hy vọng con có thể gặp phải một chút đối xử không công bằng, bởi chỉ có như vậy con mới có thể cảm nhận được giá trị của sự công bằng.
Ta hy vọng con có thể nếm trải một chút mùi vị của sự phản bội, bởi chỉ có như vậy con mới có thể lĩnh hội được tầm quan trọng của sự chân thành.
Ta hy vọng con thường xuyên cảm nhận được sự cô đơn, bởi chỉ có như vậy con mới hiểu được rằng bạn bè đối xử tốt với mình không phải là chuyện đương nhiên, người ta không thiếu nợ con.
Ta hy vọng con có thể gặp xui xẻo một vài lần, bởi chỉ có như vậy con mới hiểu được ý nghĩa của cơ hội và vận may, con mới có thể hiểu được sự thành công mình có lẽ chỉ là bởi vận may, và sự thất bại của người khác cũng không phải là đáng đời.
Ta hy vọng khi con gặp thất bại, đối thủ của con có thể châm chọc và cười nhạo trên sự đau khổ của con. Bởi như vậy con mới hiểu có phong độ rốt cuộc quan trọng như thế nào.
Ta hy vọng thi thoảng con bị người khác coi thường, chỉ có như vậy con mới hiểu được học cách tôn trọng và lắng nghe là quan trọng tới mức nào.
Ta nói những điều này với con, bởi thật ra sớm muộn gì nó cũng sẽ xảy ra trong cuộc sống của con. Con có thể tiếp thụ giáo huấn hoặc thu hoạch được gì trong đó hay không, đều dựa vào việc con có hiểu những điều ta nói hay không”.
Cộng đồng mạng sau khi nghe được những lời diễn thuyết này đã vô cùng khen ngợi và đồng thuận.
Những đứa trẻ 15, 16 tuổi đang hồn nhiên vô tư chuẩn bị tốt nghiệp trung học, đã bắt đầu có nhân sinh quan và thế giới quan của bản thân mình, đầy hăng hái nhiệt tình. Tuy nhiên, khi đối diện với một xã hội phức tạp, ngoài bầu nhiệt huyết hăng hái thì không hề có bất kỳ sự chuẩn bị gì.
Cá nhân tôi cho rằng cho rằng đoạn diễn thuyết này rất tuyệt vời, những đứa trẻ nghe được đoạn diễn thuyết này sẽ học được nhiều điều mới lạ.
Những lời “khó nghe” này giống như gậy cảnh tỉnh, là những điều tinh túy nhất được chắt lọc lại. Tuy từ ngữ không mỹ miều nhưng được nói lên từ tận đáy lòng của một người cha, mong muốn con mình học cách đối mặt với một xã hội phức tạp với tâm thái cân bằng, ứng xử đúng đắn trước những gian nan gập ghềnh trong cuộc sống.
Ngay cả các bậc làm cha làm mẹ, cũng rút ra được nhiều bài học quý giá:
1. Đừng nên luôn biến con trở thành trung tâm của thế giới, đôi khi hãy học cách lơ là với chúng
Bạn không nên chăm sóc thái quá hay quá chú ý tới trẻ. Bởi vì khi con trẻ bước vào trường học, gia nhập cộng đồng xã hội, chúng sẽ phát hiện trên thế giới này, không phải ai cũng yêu mến chúng, có người thương thì sẽ có kẻ ghét. Bởi vậy cần rèn luyện cho chúng có đủ năng lực chịu đựng để đối diện với tất cả những điều không như ý trong cuộc sống này.
Hãy dám “buông tay” cho con mình trải nghiệm những “gian khổ” trong cuộc sống ngoài xã hội. Nơi mà trẻ sẽ ý thức được các giá trị sống trong tinh thần tập thể, cùng làm, cùng chơi và biết xây dựng ý thức trách nhiệm cho bản thân mình.
2. Khi con bạn bị bạn bè bỏ rơi, đừng nên vội vàng tới bên an ủi vỗ về chúng
Khi nhìn thấy con ngồi đơn độc trong một góc, còn nhóm bạn của chúng đang cười nói vui vẻ, điều bạn cần làm là không nên kéo con đi tìm người bạn khác hay bắt nhóm bạn kia cho con chơi cùng. Hãy để con bạn tự hiểu rằng thế nào là sự cô độc, thế nào gọi là bạn bè.
Một người từng nếm trải sự cô độc, mới có thể hiểu được tầm quan trọng của tình bạn. Khi rời xa khỏi sự che chở của gia đình, con bạn sẽ phải tự học cách hòa nhập với cuộc sống.
3. Khi con bạn gặp phải những điều đen tối trong xã hội, đừng tìm cách che mắt chúng
Mỗi bậc cha mẹ đều hy vọng con cái mình có môi trường sinh hoạt trong sáng và tốt đẹp, không phải đối diện với mặt xấu tối tăm của xã hội, nhưng liệu điều này có thể xảy ra?
Chúng ta luôn hy vọng con cái có sự thiện lương, lại càng hy vọng chúng có năng lực phân biệt thị phi đen trắng. Khi xã hội ngày càng biến động, những việc tốt càng vơi đi, việc xấu thì xuất hiện tràn lan, liệu con bạn có tránh được tất cả những điều xấu ảnh hưởng không? Điều cần làm là bạn nên dạy con cách đối diện chứ không phải là trốn tránh. Hãy cố gắng gieo vào trái tim bé nhỏ của con trẻ hạt giống của sự thiện lương. Có hạt giống ấy nảy mầm và tươi tốt, trẻ sẽ biết cách xử trí thế nào trước những rối ren.
4. Khi con bạn phát hiện những gian nan vất vả trên đường đời, đừng nên rót những giọt mật ngọt ngào cho chúng
Đời người vốn có rất nhiều nỗi khổ, khi con nói với bạn “học hành rất khổ”, “tập đàn rất khổ”, hãy giúp chúng hiểu được “khổ” là một việc tất yếu trong thế gian này. Trẻ con cần đi học, người lớn cần đi làm.. đây chính là trách nhiệm và gánh vác mà con người cần thực hiện khi sống trong thế gian này.
Tóm lại ngay từ khi trẻ còn nhỏ, đừng nên sợ cho con chịu một chút khổ, chịu một chút khó khăn. Những đứa trẻ từ bé chưa từng chịu khổ, tương lai khi sẽ phải chịu càng nhiều nỗi khổ hơn, thì liệu lúc đó chúng sẽ đối diện ra sao?
Nhận xét
Đăng nhận xét