Chuyển đến nội dung chính

Atropin Sulfat

Dược lý và cơ chế tác dụng 

Atropin là alcaloid kháng muscarin, một hợp chất amin bậc ba, có cả tác dụng lên trung ƣơng và ngoại biên. Thuốc ức chế cạnh tranh với acetylcholin ở các thụ thể muscarin của các cơ quan chịu sự chi phối của hệ phó giao cảm (sợi hậu hạch cholinergic) và ức chế tác dụng của acetylcholin ở cơ trơn. Atropin được dùng để ức chế tác dụng của hệ thần kinh đối giao cảm.
 Với liều điều trị, atropin có tác dụng yếu lên thụ thể nicotin.
Atropin được hấp thu nhanh và hoàn toàn qua đường tiêu hóa, qua các niêm mạc, ở mắt và một ít qua da lành lặn. Khả dụng sinh học của thuốc theo đường uống khoảng 50%. Thuốc đi khỏi máu nhanh và phân bố khắp cơ thể. Thuốc qua hàng rào máu - não, qua nhau thai và có vết trong sữa mẹ. Nửa đời của thuốc vào khoảng 2 - 5 giờ, dài hơn ở trẻ nhỏ, trẻ em và người cao tuổi. Một phần atropin chuyển hóa ở gan, thuốc đào thải qua thận nguyên dạng 50% và cả dạng chuyển hóa.

Chỉ định 

Atropin và các thuốc kháng muscarin được dùng để ức chế tác dụng của hệ thần kinh đối giao cảm trong nhiều trường hợp:

  • Rối loạn bộ máy tiêu hóa 
  • Loét dạ dày - hành tá tràng: Ức chế khả năng tiết acid dịch vị. 
  • Hội chứng kích thích ruột: Giảm tình trạng co thắt đại tràng, giảm tiết dịch. 
  • Ðiều trị triệu chứng ỉa chảy cấp hoặc mạn tính do tăng nhu động ruột và các rối loạn khác có co thắt cơ trơn: Cơn đau co thắt đƣờng mật, đƣờng tiết niệu (cơn đau quặn thận). 
  • Triệu chứng ngoại tháp: Xuất hiện do tác dụng phụ của liệu pháp điều trị tâm thần. 
  • Bệnh Parkinson ở giai đoạn đầu khi còn nhẹ, chƣa cần thiết phải bắt đầu điều trị bằng thuốc loại dopamin. 
  • Dùng trƣớc khi phẫu thuật nhằm tránh bài tiết quá nhiều nƣớc bọt và dịch ở đƣờng hô hấp và để ngừa các tác dụng của đối giao cảm (loạn nhịp tim, hạ huyết áp, chậm nhịp tim) xảy ra trong khi phẫu thuật. 
  • Ðiều trị ngộ độc phospho hữu cơ. 
  • Ðiều trị nhịp tim chậm do ngộ độc digitalis: Ðiều trị thăm dò bằng atropin. 
  • Ðiều trị cơn co thắt phế quản. 
  • Chỉ định khác: Phòng say tàu - xe, đái không tự chủ, giãn đồng tử, mất khả năng điều tiết của mắt. 

Chống chỉ định 

Phì đại tuyến tiền liệt (gây bí đái), liệt ruột hay hẹp môn vị, nhược cơ, glôcôm góc đóng hay góc hẹp (làm tăng nhãn áp và có thể thúc đẩy xuất hiện glôcôm).
Trẻ em: Khi môi trường khí hậu nóng hoặc sốt cao.

Quá liều và xử trí 

Khi ngộ độc có các triệu chứng giãn đồng tử, nhịp tim nhanh, thở nhanh, sốt cao, hệ thần kinh trung ương bị kích thích (bồn chồn, lú lẫn, hưng phấn, các phản ứng rối loạn tâm thần và tâm lý, hoang tưởng, mê sảng, đôi khi co giật). Trong trường hợp ngộ độc nặng thì hệ thần kinh trung ương bị kích thích quá mức có thể dẫn đến ức chế, hôn mê, suy tuần hoàn, suy hô hấp, rồi tử vong.
Nếu là do uống quá liều thì phải rửa dạ dày, nên cho uống than hoạt trước khi rửa dạ dày. Cần có các biện pháp điều trị hỗ trợ. Có thể dùng diazepam khi bị kích thích và co giật. Không được dùng phenothiazin vì sẽ làm tăng tác dụng của thuốc kháng acetyl cholin.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Nguyên tắc cơ bản khi sử dụng kháng sinh.

Những ai đang làm việc trong ngành y dược thì càng ngày càng hiểu rõ tỷ lệ đề kháng kháng sinh ngày càng cao do việc tư ý dùng kháng sinh một cách bừa bãi dẫn đến xuất hiện nhiều loại vi khuẩn có khả năng đề kháng kháng sinh .  Dưới đây là 7 điều cần lưu ý khi sử dụng kháng sinh: 1. Chỉ sử dụng kháng sinh khi thật sự bị bệnh nhiễm khuẩn. Chỉ có thầy thuốc điều trị dựa vào kinh nghiệm chữa bệnh, dựa vào xét nghiệm, làm kháng sinh đồ mới xác định được có nhiễm khuẩn hay không?. Thông thường trong ngành y dược thường có câu "Không sốt không dùng kháng sinh" do vậy nếu như bạn cũng không chắc chắn mình có bị nhiễm khuẩn hay không thì không nên tự ý ra các quầy thuốc để mua kháng sinh về dùng. Thay vào đó bạn hãy đến và hỏi bác sĩ về tình trạng sức khoẻ của mình trước khi duông thuốc nhé. Ngoài ra, nếu như bạn có ra nhà thuốc mà người ta có bán kháng sinh cho bạn thì bạn cũng nên đặt c...

Lập kế hoạch chi tiêu hàng tháng.

Có 6 khoản tiền mà cần chi hàng tháng là: 1.Chi tiêu cần thiết. 2.Tiết kiệm cho tương lai. 3.Khoản tiền dành cho việc hưởng thụ. 4.Dành cho học tập và công việc 5.Khoản dành cho đầu tư. 6.Khoản dành cho từ thiện và quà biếu. Trong đó chi tiêu cần thiết chiếm khoảng 50% thu nhập của bạn bao gồm: Các chi tiêu cá nhân, tiền thuê nhà cửa, xăng xe đi lại và chi tiêu cho gia đình. Tuy nhiên cũng có thể bạn không sử dụng đến 50% vì bạn chưa có gia đình... thì tiền thừa nên dàng cho việc tiết kiệm trong tương lai. Khoản dành cho việc hưởng thụ bao gồm các bữa tiệc liên hoan, mua sắm. Chung quy lại bạn kiếm tiền về để sử dụng chúng chứ không phải cất trong két sắt. Do vậy bạn xưng đáng được sống cuộc sống mà bạn đang cố gắng hướng đến. Một nguồn đầu tư không kém phần quan trọng đó là đầu tư cho bản thân, cổ nhân có câu "Người đọc sách chưa chắc đã thành tài nhưng mà ...

10 Điều Khác Biệt Giữa Người Giàu Và Người Nghèo

"Hãy luôn nhớ rằng thành công vừa là một hành trình, vừa là đích đến và con đường để tới đó cần luôn được xây đắp mỗi ngày.” - K.C.Smith 10. Người giàu nghĩ dài, người nghèo nghĩ ngắn “Xã hội có thể được chia thành 5 lớp người: rất nghèo, nghèo, trung lưu, giàu và rất giàu. Mỗi người nghĩ về tiền bạc theo một cách khác nhau. Người rất nghèo nghĩ theo ngày, người nghèo nghĩ theo tuần, trung lưu nghĩ theo tháng, người giàu nghĩ theo năm và những người rất giàu nghĩ theo thập kỉ. Có ba mục tiêu cơ bản trong tư duy của 5 nhóm người trên. Mục tiêu chính của nhóm người rất nghèo và nghèo là tồn tại. Mục tiêu cơ bản của tầng lớp trung lưu là sự tiện nghi, sung túc, còn mục tiêu của lớp người giàu và rất giàu là tự do.” Thói quen trong tư tưởng và suy nghĩ của mỗi người quyết định nên sự giàu có chứ không hẳn là sự bất công của xã hội. Người giàu lại càng thêm giàu nhờ những suy nghĩ sâu xa về tương lai của họ, “ càng suy nghĩ dài hơi, bạn càng trở nên giàu có” .  Người nghèo chỉ nghĩ đến...